Bánh rán mật là loại bánh vốn đã không còn xa lạ với nhiều người đặc biệt là giới trẻ tại Việt Nam. Một chiếc bánh ngọt ngào được dùng chiêu đãi gia đình trong những ngày đông lạnh giá hẳn sẽ là món ăn không thể bỏ qua. Để có thêm những thông tin về loại bánh này cũng như cách làm bánh rán mật ra sao? Mời cả nhà cùng tìm hiểu chi tiết qua phần bài viết dưới đây nhé!
Chuẩn bị nguyên liệu
Việc chuẩn bị nguyên liệu có thể nói là bước quan trọng nhất để tạo nên một chiếc bánh hoàn hảo. Bởi lẽ bánh ngon hay không đều dựa vào nguyên liệu ban đầu chuẩn bị. Với loại bánh rán này, nguyên liệu để tạo ra cũng không mấy phức tạp, tất cả đều là những loại thực phẩm quen thuộc mà chúng ta thường sử dụng hằng ngày như:
- Bột gạo nếp: 300gr
- Bột gạo tẻ: 30gr
- Bột nở: 5gr
- Đường: 100gr
- Nước cốt dừa: 40ml
- Đậu xanh: 150gr
- Khoai tây: 1 củ
- Dừa nạo: 50gr
- Dầu ăn
- Mật ong: 150ml ( có thể dùng mật mía để thay thế nếu không có mật ong)
- Nước sạch: 200-250ml
Cách làm bánh rán mật
Để có thể tạo ra được một loại bánh thơm ngon đầy bổ dưỡng như vậy hẳn công đoạn làm bánh mật cũng không hề đơn giản. Vậy bạn đã biết gì về cách làm bánh rán mật này chưa? Nếu chưa mời cả nhà cùng theo chân mình đi tìm đáp án để bỏ túi riêng cho bản thân.
- Sơ chế nguyên liệu: Khoai tây sau khi mua về mang nạo sách vỏ, sau đó rửa sạch và cắt nhỏ miếng vừa phải. Mang đi hấp chín và khi khoai vừa chín tới tranh thủ dầm nhuyễn lúc còn đang nóng. Mang số bột gạo nếp và bột gạo tẻ đã chuẩn bị trộn đều với khoai tây vừa dầm nhuyễn. Tiếp đó, cho thêm tầm 200 – 250ml nước vào hỗn hợp bột trên, trộn đều và nhào bột cho đến khi bột mịn, không còn dính vào tay và dẻo. Mang đi ủ bột tầm 30 phút trước khi dùng làm bánh.
- Làm nhân bánh: Đậu xanh cần rửa sạch và ngâm với nước để đậu mềm và nở, để đậu có thể nở đều nếu có thời gian bạn nên ngâm qua đêm đối với loại đậu còn vỏ hoặc nếu đậu đã làm sạch rồi thì vui lòng bỏ qua bước này nhé. Mang đậu đi hấp chín sau khi đã loại bỏ tạp chất và phần vỏ bên ngoài. Cho nước cốt dừa, đường, đậu xanh trộn chung với nhau và mang đi xay nhuyễn cho đến khi đậu khô thì dừng lại và tiếp tục trộn thêm dừa nạo vào hỗn hợp để thành nhân dẻo.
- Cách làm bánh rán đường mật ong: Bạn lấy phần bột đã được ủ từ trước mang ra chia thành từng phần nhỏ bằng nhau rồi dàn mỏng. Đặt nhân đậu xanh vào giữa phần bột và tiến hành túm đầu bột để vo tròn thành từng viên bánh. Tiếp tục thực hiện cho đến khi hết số bột đã chia từ đầu.
- Công đoạn chiên bánh: nên dùng chiếc chảo có lòng sâu để chiên nhằm giúp bánh rán mật sẽ trở nên vàng đều và ngon hơn. Tiến hành đổ dầu vào đun sôi và lưu ý lượng dầu cho vào phải ngập được bánh. Lần lượt cho số bánh vào và chiên cho đến khi phần bánh chuyển sang màu vàng và đều màu thì gắp ra và để trên giấy lót thấm dầu để hút bớt phần dầu thừa, tránh tình trạng dầu hút ngược vào bánh sẽ không ngon.
- Phết mật ong (mật mía) lên bánh: dùng một chiếc chảo khác để đun phần mật ong đã chuẩn bị cho đến khi mật ong nóng thì cho bánh vừa chiên vào chảo, đảo đều từ 2-3 phút cho bánh được ngấm đều mật ong thì tắt bếp. Vớt phần bánh vừa được ngậm mật ong ra đĩa và tiến hành thưởng thức.
Cách bảo quản bánh
Bảo quản bánh là công đoạn hẳn ai cũng cần phải quan tâm bởi lẽ bảo quản đúng cách mới có thể sử dụng bánh được lâu hơn và bánh sẽ không mất đi mùi vị đặc trưng của chúng. Ngược lại, nếu không biết cách bảo quản sẽ làm chất lượng của bánh bị giảm sút và có khả năng gây nên những rủi ro không đáng có nếu sử dụng phải loại bánh đã biến chất và hư hỏng.
Dưới đây là một vài cách hướng dẫn bạn bảo quản bánh rán mật hiệu quả được nhiều người dùng:
- Bảo quản phần bột trước khi chiên bánh: Khi đoán trước được lượng bột không sử dụng hết thì hên cho phần bột còn sư đó vào hộp kín và mang đi bảo quản liền trong ngăn mát của tủ lạnh. Theo đó, nhờ được bảo quản đúng cách, đúng thời điểm nên bạn có thể kéo dài được thời gian giữ bột mịn lên đến 3-4 ngày tiếp theo. Mỗi ngày nên dùng một ít để rán, tránh việc chiên đi chiên lại nhiều lần cũng như bánh chỉ ăn ngon khi chiên từ bột tươi.
- Cách bảo quản bánh rán mật khi đã chín thành phẩm: Nếu dùng không hết phần bánh đã lỡ chiên, bạn có thể bảo quản phần bánh dư đó bằng cách gói kỹ lại hoặc để trong hộp kín và để vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Phương pháp này chỉ giúp kéo dài thời gian sử dụng từ 1 -2 ngày, do đó trước khi dùng bạn nên mang đi hâm nóng lại, chiên lại hoặc cũng cho bánh rán vào lò nướng để tăng được mùi vị.
- Ngoài ra, bạn không nên để phần bột hoặc bánh dư chưa sử dụng hết để trần bên ngoài bởi đây là phương pháp bảo quản không đảm bảo. Bảo quản cũng chỉ giúp kéo dài thời gian biến đổi chất vì vậy, để tránh được những rủi ro không mong muốn tốt nhất bạn nên tính toán được khẩu phần ăn và số thành viên trong gia đình để chuẩn bị lượng nguyên liệu phù hợp nhất.
Bài viết trên đây là những thông tin hướng dẫn chi tiết về cách làm bánh rán mật mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng dựa vào cách làm này bạn cũng có thể tự tạo cho mình phương pháp làm bánh rán mật mía để có thêm được món bánh ngon để chiêu đãi cho người thân và bạn bè. Đây quả là một loại bánh vừa ngon lại vừa hấp dẫn, nếu kết hợp nhâm nhi với tách trà nóng thì đây hẳn là một sự lựa chọn hoàn hảo. Chúc các bạn thành công!