Sủi cảo ngon không chỉ phụ thuộc vào phần nhân bên trong mà còn ở chính vỏ bánh bên ngoài. Vỏ bánh làm càng chuẩn khi thưởng thức hương vị sẽ trở nên hoàn hảo hơn, đẹp mắt hơn. Vậy liệu bạn đã biết cách làm vỏ bánh sủi cảo như thế nào là đúng chuẩn nhất? Nếu chưa hãy cùng học lỏm ngay công thức ngay bây giờ.
Chuẩn bị nguyên liệu
Muốn thực hiện được cách làm vỏ sủi cảo Trung Quốc chuẩn truyền thống thì bạn cần chuẩn bị cho mình nguyên liệu đầy đủ. Nguyên liệu càng chi tiết thì mới mang đến hương vị hoàn thiện nhất. Trong đó cơ bản bạn cần chuẩn bị:
- 200g bột mì đa dụng
- 50g bột bắp
- 2g muối
- 120ml nước lọc
- Ngoài ra còn có thể chuẩn bị thêm
- Màng bọc thực phẩm
- Đồ cán bột
- Bát (tô)
- …
Cách làm vỏ bánh sủi cảo
Vậy bây giờ chúng ta hãy cùng bắt tay vào làm thôi nào. Cách làm vỏ bánh sủi cảo thực tế sẽ tuân thủ theo các bước chính sau đây. Bạn hãy áp dụng đúng trình tự để có được thành phẩm tốt nhất. Bao gồm:
Bước 1: Trộn bột
Từ các nguyên liệu chuẩn bị cách làm vỏ bánh sủi cảo ở bước đầu là trộn bột bánh. Bạn hãy cho 200g bột mì vào tô lớn rồi thêm khoảng 2g muối để có vị mặn cho bánh. Sau đó bạn cho thêm 100g nước lọc vào rồi đánh đều để tạo thành hỗn hợp bột đồng nhất. Ở bước này bạn có thể thực hiện trộn bằng phới hoặc các dụng cụ chuyên dụng nhằm giúp hỗn hợp hòa quyện tốt nhất sau rồi mới nhào bằng tay để tọa độ kết dính.
Bước 2: Nhào bột
Bây giờ, bạn cho khối bột ra mặt phẳng để nhào nặn. Khi nhào bột bạn dùng tay bóp thật mạnh. Lưu ý ở công đoạn nhào bột trong cách làm vỏ sủi cảo bằng bột mì nhiều lúc bột sẽ bị khô. Do đó bạn hãy thêm ít nước lọc và lặp lại các thao tác nhào nặn để bột mịn, dẻo.
Một khi nhào bột bạn cần chú ý không được để bột quá khô hoặc quá nhão. Trong 20ml nước còn lại bạn hãy điều chỉnh, thêm nước sao để bột có kết cấu tốt nhất. Tuyệt đối không cho nước vào hết một lần mà phải điều chỉnh từ từ.
Bước 3: Dừng nhào bột
Nếu như bạn thấy khối bột bạn nào đã có độ mịn, dẻo nhất định thì bây giờ bạn không nên nhào tiếp. Thay vào đó bạn hãy cho khối bột vào tô lớn, đem màng bọc thực phẩm bọc lại cho thật kín tránh oxy vào bên trong. Lưu ý chiếc tô bạn sử dụng phải có kích thước lớn một chút vì bột sẽ nở ra trong quá trình nghỉ ngơi. Thời gian bạn bảo quản như vậy là tầm 2 tiếng đồng hồ sẽ được. Công đoạn cho bột nghỉ ngơi này chính là chìa khóa quan trọng giúp cho vỏ bánh sau khi thành phẩm sẽ được ngon, giòn hơn.
Bước 4: Nhào bột và tạo hình vỏ bánh
Một khi hết thời gian, bạn gỡ màng bọc thực phẩm và lấy khối bột ra đặt trên mặt phẳng để nhào bột lần 2. Tiếp đến bạn chia bột thành các phần và dùng tay lăn thành cột trụ. Sau đó, bạn chi tiếp thành từng miếng nhỏ. Đối với bột không dùng đến bạn bọc lại để tránh bị khô.
Bây giờ, bạn hãy đem bột bắp đã chuẩn bị rải đều ra khắp mặt phẳng. Bột bắp sẽ có công dụng bảo vệ phần vỏ sủi cảo mượt mà hơn khi thực hiện và được xem là bột áo của vỏ sủi cảo. Sau đó, bạn vo tròn các khối bột cắt ra và cán chúng thật mỏng. Lúc này bạn dùng khuôn hay chén để định hình, cắt bột sư bên ngoài.
Khi tạo khuôn bánh bạn phải cán ra sao cho từng miếng bột có độ dày và tròn tương đồng nhau thì khi làm bánh mới đẹp. Để khối hình tròn đẹp bạn sử dụng khuôn cắt cookie có đường kính 8cm rồi ấn vào miếng bột và loại bỏ bột thừa bên ngoài khuôn là được. Bạn cứ thực hiện lần lượt và tương tự như vậy cho đến hết khối bột là có những thành phẩm đẹp mắt.
Mẹo & Lưu ý
Ngay sau đây là một số mẹo và lưu ý quan trọng khác khi thực hiện cách làm vỏ bánh sủi cảo. Bạn hãy nhanh tay bỏ túi để có được cho mình những thông tin hữu ích, tối ưu nhu cầu thực hiện. Và nhất là giảm thiểu những sai lầm không đáng có xảy ra. Cụ thể là:
- Do tính chất của từng loại bột sử dụng sẽ có sự khác nhau. Vì thế bạn cần chú ý trong quá trình thêm nước khi nhào bột. Nếu như bột quá ướt thì bạn có thể sử dụng thêm bột mì khô. Trường hợp bột quá khô thì bạn nên thêm nước vào.
- Đối với các vỏ bánh đã nặn xong bạn nhớ áo bột bắp bên ngoài để khi xếp chung vỏ bánh không bị dính vào nhau.
- Khi thực hiện nhào bột bạn cần làm cẩn thận, tỉ mỉ và nhào thật kỹ càng cho tới khi bột dẻo mới dừng lại. Như vậy bạn có thể tránh được trường hợp hấp xong vỏ bánh sẽ cứng, sần sùi không đẹp.
- Đối với vỏ bánh không dùng hết bạn hãy bảo quản chúng trong ngăn đá tủ lạnh. Trường hợp nếu muốn ăn thì hãy lấy vỏ bánh ra cho vào ngăn mát để qua đêm sẽ giúp dùng lâu hơn với thời gian lên đến 1 tháng.
- Khi bọc màng bọc thực phẩm bạn nhớ giữ khoảng cách để bột bánh không bị dính vào.
Có thể làm vỏ sủi cảo bằng bột gì?
Vậy liệu vỏ sủi cảo làm bằng bột gì để có thể thay thế trong trường hợp không có bột đa năng hay không? Nhìn chung nếu thành phần bột không đúng chuẩn như trên thì bạn vẫn có thể sử dụng được các loại bột khác. Tuy nhiên bạn chỉ nên cân nhắc các loại bột như sau:
- Bột bắp
- Bột tàn mì
- Bột gạo
- Bột năng
- Bột mì
Kết luận
Vậy cách làm vỏ bánh sủi cảo như thế nào đúng chuẩn giờ đây bạn đã biết được đáp án rồi đúng không? Hy vọng rằng thông qua hướng dẫn trên bạn sẽ có được cho mình cái nhìn toàn diện và áp dụng thành công. Chỉ cần bạn tìm hiểu kỹ lưỡng và rèn luyện thường xuyên chắc chắn sẽ nâng cao tay nghề hiệu quả. Do đó đừng ngần ngại mà hãy cứ thử sức cho mình.