Các món nướng thường ngon, dễ ăn phù hợp với nhiều đối tượng, độ tuổi người dùng. Nó có thể xuất hiện trong bữa cơm gia đình hoặc khi tụ họp bạn bè, các dịp lễ lộc đặc biệt. Đồ nướng đa phần thường không tẩm ướp gia vị hoặc ướp khá nhạt để có thể cảm nhận được trọn hương vị tươi ngon. Vì thế, nước mắm chấm đồ nướng đóng vai trò quan trọng trong việc “củng cố” mùi vị món ăn. Cho nên cách pha nước chấm các món nướng rất quan trọng và cần có bí kíp. Bạn có thể tham khảo các bí quyết đó trong bài viết sau.
5 cách làm nước chấm lẩu nướng ngon tuyệt cú mèo
Món Ăn Ba Miền xin giới thiệu đến bạn 5 loại nước chấm ngon nhất được các đầu bếp ưa chuộng và sử dụng trong các món ăn tại nhà hàng. Chi tiết như sau:
1.1. Nước chấm sốt mắm đậu phộng
Hàn Quốc nổi tiếng với các loại nước sốt, nước chấm thịt nướng. Nó giúp mang lại cho món ăn có thêm hương vị đậm đà, kích thích vị giác. Tuy nhiên, nếu để nguyên theo cách làm của Hàn thì có nhiều người sẽ không thể dùng được vì không quen với hương vị. Vậy nên, trong bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách làm nước chấm theo phong cách Hàn nhưng vẫn giữ vị Việt.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Nước mắm ngon vị truyền thống của Hoàng Gia
- Bơ đậu phộng (bạn có thể mua được tại các cửa hàng hoặc tự làm nếu có thể)
- Tương đen Hàn Quốc
- Tương ớt Hàn Quốc
- Tỏi lột vỏ và ớt bỏ cuống: cả hai mang băm nhuyễn hoặc xay nhuyễn
- Đường cát trắng hoặc đường nâu.
Cách thực hiện:
- Bạn cho đường và nước mắm vào tô trước, khuấy cho đường tan. Tiếp tục cho các nguyên liệu còn lại vào cùng, dùng muỗng trộn đều đến khi được một hỗn hợp sệt, sánh mịn. Bạn có thể thử để nêm nếm, thêm nước mắm hoặc đường cho món ăn cân bằng hương vị. Nước mắm chấm đồ nướng thiêng về vị mặn nhiều hơn. Vậy nên, bạn nên cho nhiều nước mắm hơn để tạo độ đậm đà cho món nước sốt.
- Hương đậu phộng cũng là hương vị chủ chốt trong loại nước chấm này, nên bạn cần cân nhắc, tránh để mùi nước mắm át đi mùi vị đậu phộng tự nhiên. Bạn nên pha 15 phút trước khi ăn để các nguyên liệu có thời gian tan và hòa trộn vào nhau. Nếu pha nước chấm sớm, để lâu sẽ mất đi hương vị thơm ngon tự nhiên. Nếu pha quá sát giờ ăn sẽ khiến các nguyên liệu chưa kịp hòa tan, hòa trộn vào nhau không trọn vẹn hương vị.

Nước chấm sốt mắm đậu phộng đã hoàn thành. Bạn có thể dùng để chấm các món lẩu nướng thịt bò, heo, gà… hoặc các món khác tùy thích. Chúc bạn thành công!
Lưu ý: Để nước chấm giữ được vị đậu phộng, không bị nước mắm át đi mùi vị đậu phộng tự nhiên thì bạn cần pha 15 phút trước khi ăn. Như vậy sẽ giúp các nguyên liệu có thời gian tan và hòa trộn với nhau. Tuy nhiên, nếu pha quá sớm rồi để lâu thì sẽ khiến nước chấm mất đi vị ngon tự nhiên đó nhé.
Ngoài ra, nếu pha quá sát giờ thì sẽ khiến các nguyên liệu chưa kịp hòa tan, hòa trộn với nhau khiến nước chấm không được chuẩn vị.
1.2. Nước chấm chua ngọt
Nước mắm chua ngọt có thể được xem là món nước chấm “thần sầu” vì hầu như nó phù hợp với mọi món ăn, mọi hoàn cảnh. Với đồ nướng, dù là thịt nướng, cá nướng, các loại rau củ nướng hay lòng nướng bạn cũng có thể pha chế loại nước chấm này để ăn kèm rau cải.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Nước mắm truyền thống của Hoàng Gia
- Đường phèn hoặc đường thốt nốt
- Tỏi lột vỏ, ớt cắt bỏ cuống, bỏ bớt hạt, gừng cạo vỏ, cắt miếng. Tất cả bạn cho vào cối, giã nhuyễn (càng nhuyễn càng tốt).
- Tương ớt xí muội
- Chanh: vắt lấy nước cốt
- Cam: vắt lấy nước cốt ½ quả, ½ quả còn lại tách lấy tép
- Cà rốt: gọt vỏ, bào sợi nhỏ, mịn, dài.
Cách thực hiện:
- Bạn cho đường vào tô, cho nước mắm và nước cốt chanh vào, khuấy cho tan hết đường.
- Cho tiếp ớt, tỏi, gừng đã giã nhuyễn vào tô hỗn hợp nước mắm và khuấy nhẹ (tránh cho tỏi ớt bị chìm xuống đáy).
- Bạn cho tiếp tương ớt xí muội vào khuấy đều.
- Cho nước cốt cam vào và khuấy lên.
- Cho tiếp tép cam và cà rốt bào sợi vào là hoàn tất.
- Cam và tương ớt xí muội giúp cho món ăn có thêm màu sắc, điều chỉnh hương vị cho cân bằng. Nếu trong trường hợp không có hai loại nguyên liệu này bạn có thể bỏ qua, làm nước mắm chua ngọt như bình thường.
- Cà rốt có thể được làm thành dưa chua (có thể kèm thêm củ cải trắng bào sợi) để riêng, khi ăn gói kèm hoặc cho vào nước mắm của người dùng.

1.3. Nước chấm sốt me cay
Nước sốt me không thể vắng mặt khi bạn ăn cá nướng, nhất là cá khô nướng. Nước chấm này nhiều người cũng dùng để chấm thịt nướng vì vị chua ngọt, cay của nó sẽ tạo cho bạn cảm giác dễ ăn, ăn ngon và ăn được nhiều hơn.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Me vắt, bạn cho vào ít nước, dầm để lấy cốt me (có thể dùng nước ấm để cốt me ra được trọn vẹn)
- Nước mắm truyền thống của Hoàng Gia
- Đường thốt nốt hoặc đường phèn
- Ớt bột và ớt tươi cắt khoanh
- Hành tím lột vỏ thái lát mỏng
- Ngò gai, bỏ rễ rửa sạch cắt nhỏ.
Cách thực hiện:
- Bạn cho nước cốt me cùng nước mắm và đường thốt nốt vào chảo, bắc lên bếp đun lửa riu riu. Bạn vừa đun vừa khuấy để đường tan và không bị khét ở đáy nồi.
- Đến khi đường tan, bạn cho ớt bột vào khuấy đến khi được hỗn hợp sền sệt thì cho tiếp ớt khoanh, hành tím thái lát và ngò gai vào đảo đều, tắt bếp.
- Thành quả nhận được là một hỗn hợp nước chấm kẹo sệt lại, có vị chua ngọt, mặn nhẹ và cay the của ớt. Lượng ớt có thể được điều chỉnh cho phù hợp với khẩu vị gia đình. Nếu nhà có trẻ nhỏ, bạn chỉ nên cho khoảng ½ ớt trái vì chúng ta đã có ớt bột

1.4. Nước chấm lẩu cá kiểu Thái Lan
Nước chấm kiểu Thái Lan hiện được du nhập vào Việt Nam và rất được ưa thích vì hương vị nước mắm của nó cũng gần giống với Việt nên cũng được xem là hợp khẩu vị của người Việt. Nếu ăn cá nướng nhưng lại muốn tìm một “luồng gió” mới trong nước chấm thì bạn có thể thử pha chế nước chấm kiểu Thái sau đây.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Nước mắm ngon vị truyền thống của Hoàng Gia
- Chanh vắt lấy nước cốt
- Nước lọc (hoặc nước ấm
- Đường cát trắng
- Muối
- Tỏi: lột vỏ để nguyên tép
- Ớt: bỏ cuống, bỏ bớt hạt
Cách thực hiện:
- Bạn cho tỏi, ớt cùng muối vào cối giã nhuyễn
- Cho đường, nước mắm và nước cốt chanh cùng nước lọc vào một cái tô, khuấy đều để đường tan hoàn toàn.
- Cho tỏi, ớt và muối đã giã vào tô trộn đều là hoàn tất.
- Với loại nước chấm này, nếu bạn có thể ăn được củ hành sống có thể cho hành tây cắt lát vào để tăng thêm hương vị và tạo sự đặc sắc riêng biệt cho món ăn

1.5. Nước sốt tiêu đen chấm thịt nướng
Nước sốt tiêu đen chấm thịt nướng thì ngon miễn bàn. Bạn có thể dễ dàng tìm được loại sốt tiêu đen này bán sẵn ngoài các siêu thị, cửa hàng. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng có thể mua được nó cũng như không phải ai cũng dùng được loại pha sẵn và cho rằng nó hợp khẩu vị. Vậy nên, bạn có thể thử pha chế nước sốt tiêu đen theo công thức dưới đây.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Tiêu đen
- Nước mắm ngon
- Dầu hào
- Rượu nấu ăn
- Đường
- Nước lọc
- Giấm ăn
- Bột năng
- Cà chua cắt nhỏ hoặc xay nhuyễn
- Hành tím cắt băm nhỏ; tỏi lột vỏ, băm nhỏ; gừng cạo vỏ cắt băm nhỏ
Cách thực hiện:
- Tiêu bạn chia làm hai phần: 1 phần đập dập, 1 phần xay nhuyễn
- Dầu hào bạn pha với nước tạo thành hỗn hợp (không quá lỏng)
- Bạn cho thêm rượu, nước mắm và giấm vào dầu hào đã pha, khuấy đều.
- Rây bột năng vào hỗn hợp trên.
- Bạn bắc chảo lên bếp, cho dầu vào đun nóng, tiếp tục cho gừng, hành tím và tỏi vào xào thơm, cho tiếp cà chua vào xào. Tiếp tục cho tiêu xay vào khuấy lên. Cho tiếp hỗn hợp bột năng đã pha vào khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh lại.
- Bạn tắt bếp, cho tiêu đập dập vào, trộn đều lần nữa là hoàn tất.
- Với loại nước chấm này, bạn có thể làm với số lượng lớn, cho vào hũ thủy tinh và trữ tủ lạnh dùng dần.

2. Cách chọn nước chấm phù hợp với từng món nướng
Thịt bò, dê, cừu, thỏ,… là các món ăn có “mùi” và không phải ai cũng có thể thích ứng được với mùi này. Muốn át đi mùi vị của các loại thịt này khi nướng thì bạn nên chọn loại nước chấm có nguyên liệu cũng như “có mùi” như: tỏi, hành, ớt xanh, tiêu,… để trung hòa lại mùi thịt và ai cũng có thể dùng.
Thịt heo và thịt gà là hai loại thịt nướng quen thuộc và hầu như ai cũng ưa chuộng. Nó cũng khá dễ tính, không kén nước chấm. Bạn có thể dùng với bất cứ loại nước mắm chấm nào cũng có thể đem lại những mùi vị riêng, đặc trưng và ngon lành nhất. Để phù hợp hơn, bạn nên chọn những loại sốt có vị béo như sốt đậu phộng, sốt tương ớt,… Nói chung là các loại nước chấm kiểu Hàn.
Hải sản khá là khó tính vì không phải loại nước chấm nào cũng có thể giúp nó bộc lộ được hương vị tươi ngon, tự nhiên vốn có. Loại sốt hoàn hảo nhất để chấm hải sản là muối pha cùng với các loại gia vị. Riêng cá thì bạn có thể dùng nước mắm chua ngọt hoặc nước chấm kiểu Thái để cảm nhận được hết vị “ngọt” từ cá.
Với phèo, ruột non hoặc bao tử thường sẽ có mùi. Nếu nướng bạn nên cân nhắc chọn loại nước chấm có thể át được mùi của chúng. Vậy nên, nước chấm của nó cũng có thể có thành phần như nước chấm các loại thịt có “mùi”.

3. Lưu ý khi làm nước sốt chấm lẩu nướng
Để làm được nước chấm đồ nướng ngon, bạn cần lưu ý một số điều sau:
- Chọn loại nước mắm ngon, có màu sáng, không quá mặn và có độ đậm đặc vừa phải. Nếu nước mắm quá loãng, nước chấm sẽ bị nhạt và không đậm đà. Nếu nước mắm quá đặc, nước chấm sẽ bị cay và khó uống.
- Điều chỉnh tỷ lệ nước mắm, đường, nước cốt chanh và tỏi ớt sao cho phù hợp với khẩu vị của bạn và của người ăn. Bạn có thể thử nếm nước chấm trước khi dùng để điều chỉnh lại nếu cần.
- Thêm một ít dấm vào nước chấm để tăng độ chua và giúp giảm bớt cảm giác ngấy của đồ nướng. Bạn cũng có thể thêm một ít nước dừa để tăng độ ngọt và béo của nước chấm.
- Cho thêm một ít rau thơm như rau răm, ngò gai, húng lủi vào nước chấm để tăng thêm hương vị và màu sắc cho nước chấm. Bạn cũng có thể cho thêm một ít đậu phộng rang giã nhỏ để tăng thêm độ giòn và bùi của nước chấm.
- Nước chấm tươi ngon nhất khi được sử dụng ngay sau khi pha chế. Nếu muốn lưu trữ, hãy đổ nước chấm vào hũ thủy tinh và bảo quản trong tủ lạnh. Lưu ý rằng thời gian lưu trữ không nên quá lâu để tránh mất đi hương vị và chất lượng.
Nước chấm đồ nướng không quá khó làm, bạn có thể thử là thành công từ lần đầu tiên vào bếp. Vậy nên, đừng ngại mà biến tấu các loại nước chấm để tăng thêm hương vị mới lạ cho món ăn trong các dịp tụ họp bạn bè, người thân.